Nhảy việc nhiều, tại ai?

Những lúc đi khách, nhiều công ty kêu JobSeeker.vn bọn mình phải cam kết ứng viên mãi mãi không nhảy việc, vì họ không tiếc tiền thuê headhunt để tìm người phù hợp, tốn thời gian đào tạo, tốn thời gian chờ theo kịp dự án, chưa gì đã nghỉ việc, thì thiệt hại không đếm hết được.

Yêu cầu xuất phát từ thực tế, đúng quá rồi còn gì!
Nhưng khó, quá khó!

Không chỉ các anh chị làm tuyển dụng/HR mới đau đầu với việc nhân viên nhảy việc nhiều, mà sếp (hiển nhiên rồi) và các trưởng bộ phận cũng bị đau lây.
(Headhunter thì khỏi nói, mỗi khi phải “bảo hành”ứng viên thì rất thốn, rất đau khổ.)

Khó khăn lắm mới lấy được project về, người mới tuyển chưa có, mà người trong team đã nắm tay nhau nghỉ qua công ty khác.
Không thắng/xong được dự án, thì công ty thiếu tiền, cắt giảm nhân sự hoặc dep tiệm; HR bị khiển khách vì không tuyển/giữ duoc người; PM thì bị khách chửi cho bên bờ xuống ruộng; team lead thì gánh team sấp mặt; nhân viên người thì bị giảm lương, người thì thất nghiệp, còn tuyển mới mà budget ít thì offer lương bèo (thế là ứng viên gán cho tiếng xấu “ép lương”). Thua, thua hết!

Nhưng có phải lỗi tại người nhảy việc không? Tất nhiên không phải, họ phải lo cho cuộc sống của họ chứ.

Tất thảy đều đổ cho HR hết, đổ tại con HR này thằng HR nọ 🙂
(Cái này là nói vui thôi, chứ ai cũng yêu HR hết)

Trong lúc đi tìm người, mình nhận thấy là có nhiều công ty IT họ giữ chân nhân viên rất lâu, từ 6-10 năm (mình không tiện đưa tên công ty, nhưng các anh chị có thể dễ dàng thấy được trên Linkedin). Không hiểu họ có bí quyết gì mà hay thế!

Nhưng trái ngược với các công ty đó, là nhiều công ty IT khác đang đau đầu vì nhân viên nhảy việc nhiều (mà khi tuyển mới, thì toàn đòi lương cao hơn budget cho phép)

Vậy điểm khác biệt giưa 2 nhóm công ty này là gì?

  • Lương cao hơn, benefits ngon? Chưa chắc. Cá nhân mình từng cố gắng “dụ” nhiều dev, nhưng họ không nhảy việc (dù offer cao hơn), vì “team ở đây dzui lắm”.
  • Sếp khó chịu? Có thể lắm. Không hiếm trường hợp, lead hay PM nghỉ việc, cả team tự nghỉ theo dù không kéo, vì có sếp lớn về quản lý và team chịu nhiệt không nổi.
  • Văn hóa công ty? Khó xác định, về này thì mình không có ví dụ rõ ràng, nên thôi bỏ qua, chờ cao nhân cho ý kiến
  • Dự án quá chán, làm hoài không xong: Hên xui. Nhiều bạn chán, nhảy việc; nhiều bạn thích ổn định, nhàn, dư thời giàn làm freelance hay dành cho gia đình
  • Chia tay người yêu (làm cùng công ty): Xảy ra nhiều hơn mọi người nghĩ 🙂
  • và nhiều lý do khác.

(có rất nhiều bài viết và thống kê về lý do nghỉ việc, mời các anh chị google tìm hiểu thêm)

mà rõ ràng, hầu hết lý do đều khó (nếu không nói là không thể) xử lý được từ bên ngoài, mà phải do chính công ty giải quyết (chứ đổ cho headhunter tội chôm người thì oan cho tụi em quá).

Từ chế độ phúc lợi, lương thưởng, cách thức quản lý, đến bản chất dự án có thú vị hay không, môi trường làm việc thế nào, etc thì đều phụ thuộc vào công ty cả.
Hoặc từ cá nhân ứng viên, họ có thể nghỉ việc vì 1001 lý do mà không ai ngờ tới.

Với lại, lúc nào cũng có một tỷ lệ nhảy viêc nhất đinh, chứ 10 năm mà có bấy nhiêu gương mặt nhìn miết thì đâm ra yêu lẫn nhau mất. Phải thay máu thôi.

Link bài viết này: https://jobseekers.vn/nhay-viec-nhieu-tai-ai/

Blog

How to Bet on UFC – ARKADA Sites for UFC betting

A mobile casino can be your go to place at any time, and ARKADA Casino certainly delivers. Withdrawal of 100€ each for the first three deposits on your account. ARKADA Casino is licensed by the...

Read more

Russia Online Casino – ON X Gambling Sites

That’s why all real players receive 100% Match bonuses, win the Jackpot, and enjoy a rewarding experience at ON X Casino. By applying for online casino cash back, you can receive a percentage of...

Read more