Hôm nay là kỷ niệm 1 năm mình rời khỏi Atlassian Việt Nam.
Đó là khoảng thời gian tuyệt vời. Trong 2.5 năm, Atlassian đã dạy cho mình rất nhiều điều: Automation test, CI/CD, Exploratory testing, UX research, …. Mình luôn tự hào là một trong những thành viên đầu tiên của Atlassian Việt Nam và thực sự đau lòng khi thấy nó phải đóng cửa. Nếu Atlassian Việt Nam còn ở đây, mình tin rằng văn hóa và phong cách làm việc của nó sẽ có ảnh hưởng tốt đến Việt Nam chúng ta.
Tuy nhiên, sáng sớm hôm nay, những điều này lại không phải là điều mình nhớ đầu tiên. Cái mình nhớ đến là những câu chuyện của những đồng nghiệp HR – Recruiter trong công ty. Những câu chuyện buồn chưa kể.
Thật lòng mà nói, mình ra đi không vẻ vang gì, có thể nói là ngậm đắng nuốt cay khi ra khỏi công ty mà mình đã cống hiến 2.5 năm cho nó. Tuy nhiên, khi ra đi mình luôn tự nhủ rằng mình may mắn hơn rất nhiều người. Có những người cũng đã tận tâm tân lực như mình nhưng họ đã phải chịu nhiều cực khổ và uất ức hơn mình, recruiters. Ngày hôm nay, mình viết bài này là để nhắn nhủ rằng công việc thầm lặng của họ vẫn có người nhớ đến và tự nhắc mình cuộc đời không bao giờ công bằng, mình phải cố gắng vượt qua nó.
Nếu ai làm trong ngành IT vào thời điểm 2013-2015 chắc đều sẽ nói rằng Atlassian Việt Nam “phá giá thị trường”, rồi nào là giành hết người của công ty họ. Đó là những lời mình nghe được khi Atlassian Việt Nam xuất hiện trong các event. Mình không chắc lắm nhưng mình tin là không ít người nghĩ rằng làm recruiter trong một công ty nổi tiếng, có văn phòng đẹp, lương cao,… thì chắc là sẽ rất dễ dàng. Người apply thì đông, ta chỉ việc chọn thôi!
Guess again!
Atlassian Việt Nam như là đứa con nhỏ, và nó luôn thiếu người, chưa bao giờ là đủ với nó! Theo kế hoạch của năm 2013, đến cuối 2014 nó phải có được 400 người. Là một trung tâm độc lập, tức là có đủ các bộ phận từ top manager, cho đến Seniors. Tính đến khi Atlassian thông báo đóng cửa, mình nhớ là nó có 280 người!
Recruiters trong Atlassian VN rất căng thẳng! Tháng nào meeting toàn công ty cũng đem vấn đề làm tuyển dụng ra mổ xẻ. Lúc đầu còn vui vẻ, càng về sau thì càng serious hơn và có lúc chúng tôi phải thừa nhận rằng recruiting là một vấn đề lớn. Đó chỉ mới là bề nổi, mình biết rằng có nhiều cuộc họp kín giữa managers và các recruiters còn căng thẳng hơn nhiều!
Eh? Kỳ vậy? Người apply vào vừa đông vừa giỏi, sao không chọn được? Có những lý do sau:
Tất cả gây ra những khó khăn không thể tưởng cho đội ngũ recruiter. Họ scan rất nhiều CV. Có những CV pass qua được vòng của VN thì lại không pass qua vòng của Sydney và họ rất bực mình vì chuyện đó. Recruiter là người đầu tiên chịu trận 🙁
Hơn nữa, sự thiếu support và tận tâm của các team lead, người cần tuyển thêm members cũng là vấn đề. Họ bận việc với tasks nên lười xem CV, lười trả lời kết quả thì recruiters phải lãnh hết. Tin mình đi, mình tuyển member cho mình trong 6 tháng đầu, và nhiều khi mình phải xin lỗi recruiters về chuyện đó, và nó là chuyện thường ngày! Dưới con mắt của ứng viên, thì nó luôn là lỗi của recruiter.
Đó mới chỉ là những khó khăn khi công ty còn ổn định. Dù gì thì bạn vẫn có niềm tin là bạn đang tuyển khắt khe để có một người giỏi, để công ty phát triển mạnh hơn! Chúng ta đang làm điều tốt cho công ty! Đó vẫn còn là những ngày tươi đẹp.
Công ty đóng cửa …
Một ngày nọ, CEO bay sang cùng với dàn top Manager của công ty và họ tập hợp nhân viên lại trong một khán phòng lớn, thông báo rằng công ty sẽ đóng cửa trong 4 tháng nữa. Một trong những lý do chính họ nói ngay trong cuộc họp là
“Chúng ta đã không tuyển được đủ người để làm nên một chi nhánh mạnh mẽ và tự hoạt động được!”
…..
Mình biết nó luôn là vấn đề! Nhưng là một nhân viên gắn bó với công ty từ đầu, mình biết là nó không phải lý do chính cho việc đóng cửa này, ít ra là mình nghĩ như vậy.
Mình tự hỏi khi tìm một lý do để thông báo ra cho nhân viên, họ có bao giờ nghĩ rằng ai sẽ là người bị ghét nhiều nhất với lý do đó không?
Thật ra là cũng không quá tệ, mọi người cũng chẳng công khai nói nặng nhẹ gì. Nó chỉ giống như là đề tài giải sầu trong vòng 1 tháng sau đó trong khi ăn cơm, happy hour, khi thủ thỉ với nhau. Thỉnh thoảng bạn có thể nghe “HR mình không tuyển được người thì thôi chứ sao tự nhiên đóng cửa luôn cả công ty vậy?” hay là “Sao vấn đề nghiêm trọng vậy mà giờ tui mới nghe? Biết vậy tui refer cho bạn tui vô là chắc công ty đâu có sụp!”. Nhưng nhìn chung là im ắng, mọi người cố gắng không nhắc đến nó, vì chúng tôi biết là chúng tôi không đúng nếu nói ra.
Bức tường vô hình.
Đơn giản là bạn cố gắng không nghĩ đến bộ phận mà bạn cho là có lỗi trong việc này. Bạn cố quên vì nếu bạn nhớ bạn sẽ chỉ nhớ đến điều xấu. Các bộ phận chúng tôi hỏi thăm nhau, chia buồn cho nhau, hỏi về tương lai của nhau nhưng phần lớn đều cố gắng né bộ phận recruiter ra. Chúng tôi sợ mình sẽ lỡ lời.
Oh well, cũng chẳng quá tệ! Mình cũng nghĩ vậy, ai không thích thì đừng nói chuyện. Recruiters với cú sốc đó chắc cũng cần ở một mình.
Đời chẳng như mơ, cho dù nó đang là địa ngục rồi!
Có một anh là bạn của một anh Technical Lead trong công ty. Ngày công ty thông báo đóng cửa, anh ấy không biết nên hớn hở gọi cho bạn mình “Tao ký giấy nghỉ công ty tao rồi nha! Đợi 2 tuần nữa tao qua chỗ mày!”. Khi recruiter gọi điện, tôi không biết là anh ấy bị sốc và buồn giận thế nào, tôi chỉ thấy chị recruiter phải giải thích và xin lỗi anh ấy nhiều lần. Tôi thấy cả nước mắt và sự run rẩy trong câu giọng cứng cỏi của chị ấy.
Có một số bạn là tuần đầu tiên đi làm, và họ còn kẹt hơn là người tôi nói ở trên. Có rất nhiều câu hỏi và bực tức đổ lên HR, những người cũng là recruiter của công ty. Tôi tin rằng, trong suốt 4 tháng còn lại của công ty, các bộ phận khác có thể nghỉ ngơi một chút, hoặc tập trung vào làm việc của họ, riêng HR – recruiter thì phải giải quyết những tình huống họ chưa được chuẩn bị bao giờ.
Vẫn chưa hết!
Mình sẽ nói ngắn gọn, vì nó là vấn đề nhạy cảm. Sếp sợ rằng bạn sẽ mang nhân viên và contact points đi, thậm chí ngay cả sau khi công ty con này đóng cửa. Oh well, mình sẽ để các bạn tưởng tượng phần còn lại. Về phía mình thì mình cảm thấy buồn cười, nếu công ty bạn tốt họ sẽ tự ở lại, nếu họ nghĩ công ty xấu họ sẽ đi, vốn chẳng có ai tác động vào mình để làm chuyện đó. Cách bạn đối xử với nhân viên khi ra đi thế nào cũng là một tiêu chí để họ quyết định có quay lại hợp tác với bạn không đấy! 🙂
Cuối cùng thì Atlassian Viet Nam đóng cửa, ai trong chúng tôi rồi cũng tìm được một mái nhà mới, thường là tốt hơn về mặt benefit vì các công ty tuyển người họ biết chúng tôi đến từ đâu. Bản thân tôi, sau khi leave công ty, được giúp đỡ rất nhiều để có thể tìm được nơi mình muốn và tôi sẽ không bao giờ quên ơn những người đã giúp tôi.
Co lẽ với các bạn HR và recruiter, đây không phải là lần đầu tiên các bạn biết chuyện này. Mình chỉ muốn nói rằng, công việc của các bạn sẽ không dễ dàng như người ta vẫn nói. Hãy cố gắng chu đáo và quan tâm đến người khác ngay cả khi dường như là không thể để làm chuyện đó! Những việc bạn làm tưởng như sẽ không ai nhớ đến, không ai quan tâm nhưng thực ra là có và đó sẽ chính là nhân tố để bạn thành công hơn trong nghề tuyển dụng này. Chúc các bạn may mắn!
—-
Bài viết ngày 05 Dec 2016 và đã có sự cho phép của tác giả để được re-blog lại trên JobSeekers.vn
Tác giả: Nguyen Duong Hai (Senior QA – BA)
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/nguyen-duong-hai-98327977
Contact:
Whether you are looking to play online casino games for fun or for big profits, we hope that you enjoy playing our exciting games as much as our players do. There are different types of VIP...
Read moreДля обеспечения непрерывного доступа к игровым сервисам, Unlim Casino предлагает своим пользователям рабочее зеркало. Это альтернативный URL, который позволяет обходить блокировки и продолжать...
Read more