Nhân viên trung thành

(Bài viết này thể hiện góc nhìn chủ quan, có thể sẽ làm phật ý một số anh chị)

(Hình: google image)

Nói sao giờ ta. Thường thì công ty nào cũng muốn mình có/tuyển được người phù hợp/người giỏi, và hiển nhiên là cần họ có thể làm việc ổn định, lâu dài tại công ty để có thể đóng góp cho công ty nhiều nhất có thể. Khái niệm “nhân viên trung thành” (employee loyalty) có lẽ cũng từ đây mà ra.

Ở nhiều công ty, yêu cầu “nhân viên trung thành” được thể hiện qua cách họ tuyển người, ứng viên nào mà có dấu hiệu nhay việc nhiều trong CV là họ loại luôn (nhiều khi không quan tâm lý do nghỉ việc là gì), hay lúc phỏng vấn, thấy mục tiêu là “em muốn mở công ty”, thì alê-hấp rớt ngay và luôn.

Thì cũng được đi, vì tuyển đúng người là quan trọng mà!

Đó là đầu vào, còn lúc đang làm việc thì thể nào cũng có nhân viên lâu lâu nghía lên internet xem có job nào ngon không, có thể có nhu cầu chuyển việc thật mà cũng có thể là xem cho biết, hên xui. Trước mình làm ở công ty cũ, anh sếp còn kêu mày đi phỏng vấn thử xem công ty khác quy trình của người ta làm sao để còn học lóm (Rất xin lỗi các anh chị HR từng là nạn nhân của mình, from bottom of my heart).
Nhưng không phải ai cũng như lão sếp ấy. Có những sếp siết rất chặt vụ này. Đi uống nước địa LCD thấy A đang xem VNW à, vào meeting nha. Alo, HR ở công ty X à, check ref của bạn A à, ok anh cứ tuyển, vì mai tui đuổi nó rồi (Vụ check ref rất nhạy cảm, chứ không đơn giản là 1 phần của quy trình tuyển dụng). Sao, em search thấy CV của A mới update trên VNW hả, vậy thôi hết hợp đồng khỏi ký tiếp nha! etc

Thì cũng đúng đi, vì A mà có tâm lý tìm việc khác thì làm sao mà bùng cháy hết mình được.

Theo mình, A “trung thành” với công ty thì A toàn tâm toàn ý cho công việc, A sẵn sàng giới thiệu sản phẩm của mình ngay cả khi gặp khách hàng tiềm năng trong lúc đi chơi với bạn gái, A giới thiệu bạn bè vào công ty làm vì A cho rằng công ty này rất OK, A chăm sóc khách hàng cẩn thận chứ không có tâm lý là kiếm tiền xong cho thằng B đổ vỏ, A không bán bí mật công ty cho đối thủ canh trạnh, etc

Nhưng A cũng có những lúc down mood, cũng xiu lòng trước các nữ headhunter xinh đẹp, cũng tò mò không biết thị trường bây giờ sao. A là nhân viên, là con người, có suy nghĩ tư lợi theo tháp nhu cầu của Maslow. Và trên hết, A không phải là con kún, vì chỉ có kún mới trung thành vô điều kiện thôi.

Đợt rồi, có người quen là 1 chi HR, cống hiến cho nhà máy nọ chắc cũng 10 năm, lương không cao lắm, giờ có thêm con nhỏ, nhưng không thể tăng lương cao hơn được, bắt đầu đi tìm việc mới. Mà 10 năm phỏng vấn công nhân, chứ không đi phỏng vấn HR, viết CV cũng chưa quen chứ đừng nói đến kinh nghiệm phỏng vấn (xin đừng cười chị ấy, thực tế không phải cứ HR là phải ngon lành vụ CV với phỏng vấn)

Ở tỉnh nọ, có công ty dệt may, công nhân làm ở đó hơn 20 năm, được cấp nhà ở tập thể, sinh con đẻ cái ở đó. Đùng cái công ty đóng cửa, mất việc mất luôn chổ ở, tìm việc ở đâu?

Vậy, “ngồi” bao lâu ở một công ty trước khi nhảy việc thì mới không bị đánh giá là đứng núi này trông núi nọ? 2 năm, 3 năm, 5 năm hay 10 năm?

Suy cho cùng thì ai cũng phải lo cho tương lai của cá nhân mình hết. Chủ yếu là nếu có chia tay, thì có dịp vui còn có thể alo nhau đi nhậu là được.

(Link gốc bài viết này: https://jobseekers.vn/nhan-vien-trung-thanh/ )

Blog

Thủ thuật bỏ túi khi tìm việc mùa Covid-19

Trong bài viết này, mình tóm gọn những ý chính yếu nhất nhằm giúp các anh chị có thể ứng dụng được ngay. Do chỉ là thủ thuật bỏ túi thôi, nên mình không giải thích kỹ từng vấn đề, và nếu thấy...

Read more

Tạm tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, tính tới 4/2020

Ghi chú: Ở đây mình sử dụng số liệu gần nhất, đầu năm 2020, có tăng cao hơn so với năm 2019 (Ảnh minh hoạ)   Một số thông tin cơ bản cần nắm được: Cứ đóng đủ 12 - 36 tháng thì...

Read more