Thủ thuật bỏ túi khi tìm việc mùa Covid-19

Trong bài viết này, mình tóm gọn những ý chính yếu nhất nhằm giúp các anh chị có thể ứng dụng được ngay.

Do chỉ là thủ thuật bỏ túi thôi, nên mình không giải thích kỹ từng vấn đề, và nếu thấy có thiếu sót gì, xin các các anh chị cứ góp ý kiến về khuyen.le-minh@jobseeker.vn
Cảm ơn!

Chúc các anh chị tìm được công việc phù hợp và cùng nhau vượt qua những khó khăn bởi Covid-19

Chuẩn bị CV:

  • Chú ý chính tả, viết ngắn gọn nhưng đủ ý nghĩa.
  • Làm CV bằng 2 ngôn ngữ: một file bằng tiếng Việt, một file bằng tiếng Anh
  • Nếu công ty không yêu cầu, thì không cần đưa hình vào CV (trừ khi ngoại hình là điểm mạnh của bạn cho công việc bạn ứng tuyển)
  • Xác định rõ công việc cần tìm, tránh việc kiêm nhiệm những công việc/trị trí không liên quan nhau. Ví dụ: “Nhân viên Nhân sự kiêm Kế toán” thì có thể ok, nhưng “IT Helpdesk kiêm Lái xe” thì không nên.
  • Nếu bạn có thể làm được cả 2 và muốn ứng tuyển cả 2, thì nên chia làm 2 CV riêng biệt.
  • Địa điểm/nơi ở: Bạn có thể không cần ghi địa chỉ cụ thể (chỉ ghi Quận/Thành phố), hoặc ghi chú rõ là mình có thể chuyển chỗ ở cho tiện với công việc (nếu bạn có thể làm vậy được). Vì ở xa quá cũng có thể là điểm trừ.

Nội dung chính của CV:

  • Trong bài viết này, mình chỉ trình bày ngắn gọn vào phần quan trong nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn chút nữa về việc viết CV, xin mời xem bài viết tại link này: https://jobseekers.vn/cach-viet-cv-danh-cho-software-developer/
  • Phần “kinh nghiệm làm việc”, khi xác định rõ công việc mình muốn làm/ứng tuyển, thì mình sẽ tập trung trình bày chi tiết về kinh nghiệm, kỹ năng, những gì mình có thể/đã làm được ở mảng đó, ở công việc đó.  Những kinh nghiệm khác chỉ là phụ, sẽ liệt kê thêm sau cùng.
  • Đầu tiên, liệt kê tất cả những kinh nghiệm, kỹ năng, những việc mình có thể làm/đã làm ở công ty cũ (gạch đầu dòng ra nháp, kiểu như brainstorming cũng được).
  • Những cái nào có liên quan với nhau thì sắp xếp lại chung thành một nhóm. Làm như vậy sẽ giúp mình kiểm soát thông tin tốt hơn, tránh bị quên, hay lặp lại thông tin.
  • Đưa thông tin  vào CV, sắp xếp lại thành câu hoàn chỉnh, không quá ngắn những cũng không quá dài. Nếu mình có ít kinh nghiệm quá, CV ngắn quá, thì thêm câu chữ cho dài ra; ngược lại, nếu CV dài quá, thì viết ngắn lại và chỉ tập trung và những thông tin chính, quan trọng, có liên quan đến công việc mình ứng tuyển.
  • Viết thành CV hoàn chỉnh, kiểm nha nhiều lần. Kiểm tra thông tin liên lạc cho chắc chắn đúng, vì có nhiều trường hợp khó hoặc không liên lạc được ứng viên do ghi sai thông tin.
  • Nên làm một CV gốc có thật đầy đủ thông tin nhất có thể, mỗi lần sử dụng thì copy ra để chỉnh sửa cho tiện.
  • Trước khi ứng tuyển cho bất kỳ vị trí nào, cần đọc kỹ yêu cầu tuyển dụng của công ty. Xem kỹ coi job đó làm những việc cụ thể gì, và họ yêu cầu những kỹ năng, kinh nghiệm gì, xong đối chiếu lại với CV của mình rồi chỉnh sửa lại CV cho phù hợp (thêm những kỹ năng nào họ yêu cầu, mình biết nhưng không có ghi trong CV; xoá bớt những thông tin không liên quan hay bất lợi).
  • Việc này đồng nghĩa với mỗi job mình ứng tuyển thì mình phải mình làm một CV khác nhau. Không nên chỉ lấy một CV để ứng tuyển cho tất cả các job.

Lưu ý #1:

  • Khi gửi CV, nên sử dụng định dạng *.pdf để tiện cho người nhận.
  • Nên đặt tên file sao cho người đọc nhìn lướt qua là biết được chứ không cần phải mở ra để coi nội dung; và nên viết không dấu (nếu tiếng Việt)
    Vi dụ:
    – LeMinhKhuyen_ITHelpdesk_HCM.pdf
    – Le Minh Khuyen – Recruiter – Ha Noi.pdf
  • Không cần đính kèm bằng cấp hay những thông tin không liên quan nếu công ty không yêu cầu.
  • Ráng làm sao cho file CV của mình có dung lượng dưới 01 MB, để tiện download/xem online thì lúc này hay đứt cáp lắm.

Tìm việc:

  • Tạo tài khoản trên tất cả các web việc làm mà bạn có thể tìm được. Tạo profile ứng viên trên đó, ưu tiên làm lại profile online trên web (với nội dung giống với nội dung CV mình làm) hơn là upload cái CV mình tự làm. Bật chế độ tìm việc hay public gì đó, để cho nhà tuyển dụng có thể dễ dàng search ra profile của mình.
  • Chủ động tìm các job phù hợp và ứng tuyển. Lưu ý làm theo yêu cầu của công ty (nếu có) khi ứng tuyển, như cách ghi title, nội dung, bằng cấp đính kèm…
  • Công ty yêu cầu gửi CV/email bằng ngôn ngữ gì thì nộp CV bằng ngôn ngữ đó; nếu công ty không yêu cầu thì JD bằng ngôn ngữ nào thì apply bằng ngôn ngữ đó; nếu sau khi tìm hiểu và thấy là công ty đó (có thể) là môi trường sử dụng tiếng Anh, thì ưu tiên nộp CV tiếng Anh.
  • Ngoài những công ty đăng tuyển tìm người trên web việc làm, bạn có thể tự tìm hiểu thông qua Facebook, Linkedin hay bạn bè … rồi liên hệ ứng tuyển trực tiếp tới công ty luôn.

Ứng tuyển:

Khi ứng tuyển qua email, cần lưu ý:

  • Tiêu đề email: cũng giống như cách đặt tên file CV, làm sao để người nhận đọc lướt qua là biết chứ không cần phải mở email.. Ví dụ: Lê Minh Khuyến, ứng tuyển cho vị trí IT Recruiter tại công ty JobSeeker.vn
  • Nội dung email: Không được để trống. Nếu bạn không biết viết gì, nên ghi ngắn gọn như sau:

Xin chào Quý anh chị/ Kính thưa Phòng Nhân sự công ty ABC/Kính gửi Anh xxxx

Tôi tên là Khuyen Le Minh, chuyên viên tuyển dụng ở HCM
Đọc được thông tin tuyển dụng của Quý công ty tại website Vietnamworks, tìm kiếm ứng viên cho vị trí Ngồi chỉ tay 5 ngón
Tự nhận thấy kỹ năng và kinh nghiệm của mình phù hợp với yêu cầu của công việc, nên tôi mong muốn được ứng tuyển vào vị trí này.
Đính kèm theo email này là CV của tôi.

Rất cảm ơn quý anh chị đã dành thời gian.

Trân trọng cảm ơn
Khuyen Le
(chữ ký, có thông tin liên lạc)
(nhớ đính kèm CV)

Lưu ý #2:

  • Tránh đính kèm file nén, đưa link của những website không tin tưởng, vì email của bạn có thể bị nhầm là spam
  • Viết email trên file text, viết xong, kiểm tra kỹ, ok hết rồi thì copy vào email. Làm vậy để tránh việc copy thông tin từ nơi khác (có kèm format). Mình không thấy được những format đó khi gửi, nhưng người nhận có thể thấy, và thấy ghét.

Trong quá trình tìm việc:

  • Làm một file excel, mỗi khi ứng tuyển vào job nào, công ty nào thì ghi chú lại.
  • Thường xuyên kiểm tra điện thoại và email để xem nhà tuyển dụng có liên lạc mình không. Không nên bật chức năng chặn call/sms từ số điện thoại ngoài danh bạ.
  • Khi được hẹn phỏng vấn, thì xác nhận lại cho người ta biết là sẽ tham gia.
  • Trước khi đi phỏng vấn, thì kiểm tra thời gian, địa điểm, người liên lạc là ai, đi sớm để tìm đường (nếu tới sớm quá thì tìm nơi nào đó để nghỉ, chỉ nên vào phỏng vấn sớm 10-15 phút).
  • Sau phỏng vấn thì gửi email để cảm ơn (vừa là để cảm ơn, vừa là để “nhắc” người ta nhớ báo kết quả phỏng vấn cho mình).
  • Nếu sau 1-2 tuần mà chưa thấy công ty phản hồi, mình có thể hỏi thăm (có thể là họ chưa quyết định nên chưa báo, hoặc đã rớt nên họ không báo)
  • Ngay cả khi rớt, cũng nên cảm ơn họ lần nữa (vì sau này có thể còn gặp nhau, ở công ty đó hoặc công ty khác)

Và đây là 2 bài viết khác, có thể có ích cho các anh chị trong quá trình tìm việc:

#1. Đi phỏng vấn Trễ, thậm chí là Trốn luôn

#2. HR: Hứa thật nhiều, Hứa lèo cũng thật nhiều!

(Link gốc tới bài viết này: https://jobseekers.vn/thu-thuat-bo-tui-khi-tim-viec-mua-covid-19/ )

Blog

Thủ thuật bỏ túi khi tìm việc mùa Covid-19

Trong bài viết này, mình tóm gọn những ý chính yếu nhất nhằm giúp các anh chị có thể ứng dụng được ngay. Do chỉ là thủ thuật bỏ túi thôi, nên mình không giải thích kỹ từng vấn đề, và nếu thấy...

Read more

Tạm tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, tính tới 4/2020

Ghi chú: Ở đây mình sử dụng số liệu gần nhất, đầu năm 2020, có tăng cao hơn so với năm 2019 (Ảnh minh hoạ)   Một số thông tin cơ bản cần nắm được: Cứ đóng đủ 12 - 36 tháng thì...

Read more